Tin Bất Động Sản

Hướng dẫn các bước xin cấp Sổ hồng cho nhà ở

23/04/2019 ,02:15

Hướng dẫn các bước xin cấp Sổ hồng cho nhà ở

Thủ tục xin cấp Sổ hồng cho nhà ở dưới đây sẽ hướng dẫn chi tiết về hồ sơ, trình tự đối với từng trường hợp.

Sổ hồng là gì?

Pháp luật đất đai và nhà ở qua các thời kỳ không quy định thuật ngữ “Sổ hồng”. Tương tự đối với “Sổ đỏ”, “Sổ hồng” là cách người dân thường gọi dùng để chỉ Giấy chứng nhận về nhà đất dựa theo màu sắc.

Hướng dẫn các bước xin cấp Sổ hồng cho nhà ở

– Trước ngày 12/10/2009, ở Việt Nam tồn tại loại Giấy chứng nhận mà bìa có màu hồng dùng để chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (thường gọi là Sổ hồng theo mẫu của Bộ Xây dựng) và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bìa màu đỏ – thường gọi là Sổ đỏ theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường).

– Từ ngày 12/10/2009, khi Nghị định 88/2009/NĐ-CP có hiệu lực thì người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận theo một mẫu thống nhất với tên gọi là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Lưu ý: Tuy từ ngày 12/10/2009, chỉ cấp một loại Giấy chứng nhận theo mẫu chung (có bìa màu hồng cánh sen) nhưng các loại Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở được cấp trước đó vẫn có giá trị pháp lý và không bắt buộc cấp đổi sang mẫu Giấy chứng nhận mới.

Như vậy, “Sổ hồng” là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.

Hướng dẫn các bước xin cấp Sổ hồng cho nhà ở

* Lưu ý:

Thủ tục trong bài viết này chỉ áp dụng với nhà ở riêng lẻ, không áp dụng với chung cư.

Theo Thông tư 23/2014/TT-BTNMT, thông tin về nhà ở được ghi tại trang 2 của Giấy chứng nhận. Nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu (cấp Giấy chứng nhận) tại 02 thời điểm khác nhau:

– Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận cùng thời điểm với cấp Giấy chứng nhận cho đất. Hay nói cách khác là cấp Giấy chứng nhận cho nhà và đất cùng nhau.

– Nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu theo thủ tục đăng ký bổ sung. Hay nói cách khác là cấp Giấy chứng nhận cho đất trước, đăng ký bổ sung nhà ở sau (chủ yếu là do xây dựng sau).

Với mỗi thời điểm như trên thì nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu theo thủ tục khác nhau, cụ thể:

Trường hợp 1: Nhà và đất được cấp Giấy chứng nhận cùng nhau

Trong trường hợp người dân có nhu cầu đề nghị cấp Giấy chứng nhận cho nhà và đất cùng nhau thì thực hiện theo thủ tục cấp Giấy chứng nhận lần đầu.

* Chuẩn bị hồ sơ

Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân phải chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ như sau:

– Đơn theo Mẫu số 04a/ĐK

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Trường hợp cấp Giấy chứng nhận cho đất thì phải nộp một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Trường hợp đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì phải nộp một trong những giấy tờ theo quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Lưu ý: Khi đăng ký quyền sở hữu nhà ở phải có sơ đồ nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở.

* Trình tự, thủ tục thực hiện

Trường hợp 2: Nhà ở được chứng nhận quyền sở hữu sau khi thửa đất đã có Giấy chứng nhận

Khi thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận nhưng sau đó mới xây dựng nhà ở hoặc mới có nhu cầu đăng ký quyền sở hữu nhà ở thì người dân thực hiện theo thủ tục đăng ký bổ sung tài sản gắn liền với đất.

* Hồ sơ đăng ký bổ sung nhà ở

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Sơ đồ về nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.

– Giấy chứng nhận đã cấp.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

* Thủ tục đăng ký bổ sung nhà ở vào Giấy chứng nhận

a. Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bổ sung nhà ở:

Căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:

– Đơn đăng ký, cấp giấy chứng nhận theo Mẫu số 04a/ĐK.

– Một trong các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu nhà ở quy định tại Điều 31 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Sơ đồ về nhà ở, trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở đã có sơ đồ nhà ở phù hợp với hiện trạng.

– Giấy chứng nhận đã cấp.

– Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về tài sản gắn liền với đất (nếu có).

b. Trình tự, thủ tục đăng ký bổ sung nhà ở

Căn cứ Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, đăng ký bổ sung đối với nhà ở vào giấy chứng nhận đã cấp được thực hiện như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

Cách 1: Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có nhà ở nếu có nhu cầu.

Cách 2: Không nộp tại UBND cấp xã thì:

– Nếu địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì nộp tại Bộ phận một cửa cấp huyện để chuyển cho Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

– Nếu địa phương chưa tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện hoặc tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất đối với địa phương chưa có Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ trao phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ (trong đó ghi ngày hẹn trả kết quả).

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Bước 4. Trả kết quả

Thời gian giải quyết: Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký bổ sung nhà ở không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.